Sức sống của làngSức sống của làng
Đêm thứ nhất bước vào nhà già Pết, Vân đưa mắt quan sát, căn nhà tuềnh toàng bốn bức vách, bám đầy khói bụi xỉn màu. Chẳng cần quan sát lâu, Vân đã biết điều này đến từ đâu. Đấy là cái bếp lửa ngay giữa nhà.
Xem tiếp
Chùm thơ Tạ Thị ThảoChùm thơ Tạ Thị Thảo
Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Tạ Thi Thảo ở Kon Tum.
Xem tiếp
Chùm thơ Phạm Doãn Thị MãiChùm thơ Phạm Doãn Thị Mãi
Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Phạm Doãn Thị Mãi ở Kon Tum.
Xem tiếp
Sương khói tháng BaSương khói tháng Ba
Đầu tháng Ba âm lịch, trời nắng như đổ lửa. Ngày xuân thoáng qua mau, trên những nương mì lá xanh mơn mởn, xào xạc trên những ruộng mía vừa chặt cây, ngổn ngang đám lá héo khô. Sắp tới ngày hội mồng Mười tháng Ba, Giỗ Tổ Hùng Vương, con Út nhà Tám Hùng là giáo viên, nên được nghỉ lễ. Năm nay được nghỉ ba ngày liền, nó rủ ba mẹ về thị xã, dự lễ ở Báo Quốc từ. Tám Hùng gạt đi.
Xem tiếp
Thơ TRÚC LINH LANThơ TRÚC LINH LAN
Nhà thơ Trúc Linh Lan tên thật là Thạch Thị Liễu, sinh năm 1953 tại An Bình (Cần Thơ), hiện là giáo viên nghỉ hưu, sống và viết tại Cần Thơ; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam và Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam TP Cần Thơ. Tác giả đã xuất bản 3 tập thơ, 2 tập tiểu thuyết, 2 tập lý luận, phê bình và 2 tập biên khảo; được trao tặng nhiều giải thưởng văn học-nghệ thuật.
Xem tiếp
Sổ lồng cho sáo sang sôngSổ lồng cho sáo sang sông
Với lối viết đậm chất Nam Bộ, cách xây dựng hình ảnh ẩn dụ đầy tinh tế, “Sổ lồng cho sáo sang sông” tạo nên một câu chuyện mộc mạc mà sâu lắng, chạm đến trái tim người đọc với những trăn trở về số phận con người và khát khao vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tác giả Đỗ Thị Thanh Thảo là một trong những cây bút trẻ nổi bật của tỉnh An Giang, hiện là giáo viên giảng dạy tại vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. (Nhà văn LÊ QUANG TRẠNG)
Xem tiếp
Nhà thơ Đỗ Trung Lai - một phác thảo gầnNhà thơ Đỗ Trung Lai - một phác thảo gần
Cuộc sống luôn chuyển động, nhưng chuyển động đến mức nào? Đến mức hôm nay đây, tôi bỗng được viết lời giới thiệu "Tuyển thơ Đỗ Trung Lai", một nhà thơ nổi tiếng với những thi phẩm như: “Đêm sông Cầu”, “Đá và cờ ở Đồng Văn”, “Về nhà Bác ở làng Sen”, “Hang ngậm người”, “Thơ viết ở Nghĩa trang Liệt sĩ Pleiku-Gia Lai”, “Kinh Bắc”, “Thăng Long”, “Ngần ấy người ấy ơi”... trở nên rất quen thuộc với người yêu thơ, có thi phẩm đã trở thành bài ca nổi tiếng.
Xem tiếp
Nhớ anh Thụy Kha Nhớ anh Thụy Kha
Tôi gặp nhà thơ Nguyễn Thụy Kha lần đầu tiên ở số 10 Lê Lai, đấy là nơi mưu sinh một đoạn đời của tôi và chị Hiền-vợ anh. Lê Lai là con phố nhỏ không dài, nằm cạnh Hồ Gươm, trầm trầm đẹp kiểu công sở Pháp. Không có nhà dân, và đương nhiên tràn ngập đám công chức. Hồi tôi mới vào làm thì ở dưới tầng một, còn chị Hiền ở trên tầng hai. Rồi mãi cho tới lúc nghỉ, chị vẫn ngồi trên tầng đó, nơi có một hành lang rất Tây với sàn gỗ lim đen bóng. Không hiểu sao, nó cực kỳ hợp với những bộ đồ thường nhật chị mặc. Cán bộ nữ ngân hàng mà biết mặc đẹp, chắc chắn phải ở phố cổ.
Xem tiếp
Thơ VƯƠNG CƯỜNGThơ VƯƠNG CƯỜNG
Nhà thơ Vương Cường sinh năm 1949 tại Đô Lương, Nghệ An, hiện sống ở Hà Nội; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông thuộc thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận, từng chiến đấu ở Quảng Trị năm 1972 và trong đội hình Quân đoàn 2 tiến về giải phóng Sài Gòn mùa xuân năm 1975. Ông làm thơ từ rất sớm. Các tác phẩm của ông như những trang nhật ký chiến trường bằng thơ. Chùm thơ giới thiệu dưới đây lại cho thấy sự sáng tạo khác của ông ở một đề tài muôn thuở, ấy là tình yêu.
Xem tiếp
Hoa xuân nở muộnHoa xuân nở muộn
Sải hé cửa, gió như đã chực sẵn, ùa đến thông thốc. Ngày chủ nhật, sân trường vắng hoe vắng hoắt. Mà chẳng cứ ngày chủ nhật, sau Tết, lớp học nào cũng hụt vắng quá nửa. Bọn trẻ tấp tểnh rủ nhau gùi hoa cải vàng, hoa tam giác mạch leo lên dốc La Pán Tẩn chụp ảnh với khách du lịch, thích thú khi cầm những tờ tiền sột soạt. Bản làng chìm trong màn sương dày. Những khoanh núi vẫn im lìm chưa được phết lên màu xanh mùa màng. Trên dãy Su Phìn, thấp thoáng những vồng hoa tớ dày nở muộn. Người già bảo hoa tớ dày còn nở thế này là còn rét lắm.
Xem tiếp
go top